Tri thức và Quản trị thi thức
Theo Từ điển Oxford, “Tri thức (knowledge) là những sự kiện, thông tin và kỹ năng mà con người có được qua trải nghiệm hoặc giáo dục; là sự hiểu biết lý thuyết hay thực tiễn về một chủ đề”. Sự hình thành tri thức liên quan đến các quá trình nhận thức phức tạp: tri giác, truyền đạt, liên hệ và suy luận. Tri thức có thể coi là năng lực hiểu biết trong mỗi con người.
Tri thức tồn tại trong mỗi cá nhân và được coi là tri thức ẩn (tacit knowledge). Tri thức ẩn tàng thường bao gồm: niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng… Thách thức đối với doanh nghiệp đối với tri thức ẩn tàng là làm thế nào để nhận ra, tạo lập, chia sẻ và quản lý nó. Khi tri thức ẩn tàng được ghi ra dưới một hình thức nào đó như chữ viết, âm thanh, hình ảnh thì chúng trở thành tri thức tường minh (explicit knowledge). Đây là những tri thức đã được thể hiện ra ngoài và dễ dàng chuyển giao, thường được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục và đào tạo.
Quản trị tri thức (Knowledge Management - KM) là một khái niệm và một thuật ngữ xuất hiện vào khoảng đầu những năm 1990. Theo Kimiz Dalkir (2005) - một chuyên gia hàng đầu về quản trị tri thức định nghĩa: Quản trị tri thức được xác định ban đầu như là một quá trình áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm nắm bắt cấu trúc, quản lý và phổ biến tri thức thông qua một tổ chức nhằm nâng cao năng suất lao động, tái sử dụng các thực hành tốt nhất, và giảm các việc phải làm lại gây tốn kém.
Quản trị tri thức được thực hiện thông qua các chu trình quản trị tri thức (KM Process). Đó là một quá trình chuyển đổi thông tin thành tri thức trong một tổ chức.
1 Bài học - 0 phút
8 Bài học - 0 phút
1 Bài học - 0 phút
6 Bài học - 2 giờ 33 phút
7 Bài học - 2 giờ 43 phút
6 Bài học - 3 giờ 33 phút
6 Bài học - 2 giờ 50 phút
6 Bài học - 2 giờ 13 phút
10 Bài học - 3 giờ 11 phút
7 Bài học - 2 giờ 28 phút
8 Bài học - 2 giờ 49 phút
6 Bài học - 2 giờ 51 phút
5 Bài học - 2 giờ 29 phút